Mật lợn – vị thuốc quý chữa được bệnh gì?

Mật Lợn (Fel suillum)

Mật lợn dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Danh y biệt lục” là chất lông lấy trong túi mật của lợn, tên động vật học là Sus scrofa domestica Brisson, họ lợn (Suidate). Ở nước ta đâu cũng có nuôi lợn, nếu cần lấy làm thuốc đặc mua tại các lò mổ lợn.

Cách chế: Lấy túi mật treo lên cho hơi khô ép dẹt rồi phơi hay sấy khô. Lấy nước mật tươi sấy khô gia thêm bằng  lượng bột gạo, glucose hoặc lactose. Theo sách Dược liệu Việt nam: tập trung mật ở các túi lại, lọc, cô cách thủy thành cao hay bột hoặc cho tủa với dung dịch phèn chua bảo hòa, lọc lấy tủa, đem sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C cho tới khô, tán bột. Bảo quản: đựng trong lọ kín để nơi khô mát.

Mật lợn
Mật lợn

Tác dụng dược lý.

1.Theo y học cổ truyền

Mật lợn có tác dụng thanh phế hỏa đàm, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng: ho do phế nhiệt, ho gà, mắt đỏ sưng đau, hầu hoàng đản, kiết lỵ, nhọt độc sưng lở, táo bón nhiệt.

2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại.

– Mật heo có nhiều thành phần có tác dụng giảm ho, trị suyễn long đàm. Trên phổi cô lập của chuột lang, natri cholat làm giãn cơ trơn tiểu phế quản.

– Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và giải độc.

– Thuốc có tác dụng hạ áp.

– Thuốc có tác dụng lợi mật, tiêu sỏi, kích thích tiết mật, cùng với dịch tụy tiêu hóa chất mỡ và tăng sự hấp thụ các sinh tố hòa tan trong mỡ.

– Thuốc có tác dụng ức chế đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn cúm, trực khuẩn ho gà.

Ứng dụng lâm sàng.

  1. Trị viêm phế quản mạn tính.
  2. Trị ho gà.
  3. Trị viêm tai giữa có mũ.
  4. Trị viêm âm đạo do trùng roi.
  5. Trị viêm cổ tử cung mạn tính.
  6. Trị táo bón.

Liều dùng và chú ý:

6-10g uống mỗi ngày có thể chia 2-3 lần uống với nước sôi nguội. Nếu là cao đặc mỗi lần 1g. Dùng ngoài lượng vừa đủ, dùng mật tươi thụt đại tràng mỗi lầm 60ml hoặc 30ml tùy theo tuổi. Phần lớn dùng mật chế thành thuốc viên, thuốc hoàn tán viên bọc.

Chú ý: Mật của nhiều loại động vậy như mật gấu, mật bò, dê, rắn, gà, đều có thể làm thuốc, tác dụng gần như nhau. Trên lâm sàng dùng mật dê trị lao phổi, mật rắn trị ho suyễn, đau mắt, đau phong thấp, mật gà trị ho gà, thực tiễn đã chứng minh là có tác dụng nhất định. Nhưng mật cá có độc như thanh ngư, thảo ngư không nên dùng vì dễ trúng độc có thể nguy hiểm.

Mật lợn
Mật lợn

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://duoctpco.com/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *