Cách phân biệt Sâm Ngọc Linh thật và giả
Sâm Ngọc Linh Thật – Sâm Việt Nam tên khoa học Panax Vietnamensis var. Vietnamensis. Có xuất xứ tại khối núi Ngọc Linh thuộc địa phận hai tỉnh Kontum và Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh Giả là những củ có họ hàng gần bao gồm: 2 loài Sâm Lâm Đồng, Sâm Lai Châu và 2 thứ Sâm vũ diệp, Tam thất hoang. Ngoài ra còn có Sâm Lào, Sâm Trung Quốc, Sâm Mianma …
Sâm Ngọc Linh thật
- Là loài cây sống lâu năm có thể trên 100 năm và phát triển rất chậm. Chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện độ cao từ 1200m so với mực nước biển, dưới tán rừng nguyên sinh, có độ ẩm cao và che phủ lớn nhiều sương mù và rất lạnh.
- Vào đầu tháng 1 hàng năm cây sâm Ngọc Linh sẽ ra chồi mới (chồi mới này mọc so le với vết sẹo do chồi cũ – nên trên thân củ xuất hiện các mắt sâm nằm zíc zắc với nhau). Mỗi chồi thường sẽ có từ 2-5 nhánh lá. Mỗi nhánh sẽ có từ 3-5 lá chét. Lá sâm Ngọc Linh sẽ ngắn hơn lá sâm Lai Châu.
- Tháng 7-9 quả sẽ già và chín chuyển sang màu đỏ cam có chấm đen không đều ở đỉnh.
- Cuối tháng 10 phần thân khí sẽ lụi dần để lại 1 vết sẹo ở đầu củ sâm và cây sẽ bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12.
- Khi thái lát thì có màu sắc như sau: Vàng ở phần trứng (rễ củ) có viền tím ở phần đốt, mắt (thân rễ). Với củ nào nổi trên mặt đất nhiều và già sẽ có màu tím thậm hoặc tím hồng. Phần thân rễ mà không nổi trên mặt đất thì có màu vàng.
- Ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của Sâm Ngọc Linh thật. Nếm có vị rất đắng nhưng sau đó ngọt hậu rất dễ chịu. Nhai thì thấy lát sâm rất giòn, củ càng già sẽ càng giòn. Sau 15 phút ngậm sâm, bạn sẽ cảm nhận được ngay tác dụng, nhất là khi bạn say. Tỉnh ngay.
Sâm Ngọc Linh giả
- Truyền thông hiện nay liên tục đưa tin về vấn nạn sâm Ngọc Linh thật và giả. Tuy nhiên hầu hết chỉ chung chung, chưa thực sự có một video nào rõ ràng để giúp các bạn có thể phân biệt được. Tôi chỉ ra một số loại dùng để giả Sâm Ngọc Linh ở dưới đây để các bạn tham khảo.
Sâm Lai Châu giả Sâm Ngọc Linh
- Sâm Lai Châu thường có 2 loại: Sâm Lai Châu trồng (giống với sâm trồng) và Sâm Lai Châu rừng (giống với sâm rừng).
- Sâm Lai Châu rừng thì có hình dáng khá giống với sâm rừng. Tuy nhiên cũng thường có phần thân cao hơn sâm Ngọc Linh và lá cũng dài hơn, có màu sắc ngả vàng hơn so với Sâm Quảng Nam, hình dáng thường mập mạp hơn.
- Để phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu cũng không quá khó, tuy nhiên cũng có những củ sâm tại Lai Châu rất giống sâm Ngọc Linh, giống đến nỗi những người sành sỏi cũng khó có thể phân biệt được.
- Và củ sâm tại Lai châu cũng có thành phần saponin MR2 (loại saponin đặc trưng của sâm Ngọc Linh). Nên việc kiểm định thông thường cũng không thể phân biệt được hai loại này. Chỉ có thể dùng phương pháp kiểm Gen (ADN) ở những trung tâm lớn mới có thể phân biệt được chính xác.
- Khi ngửi thì sâm Ngọc Linh có mùi thơm mát, dễ chịu. Còn sâm Lai Châu thì không được thơm bằng, thậm chí hơi ngái. Khi nhai, sâm Ngọc Linh chắc, giòn sâm hơn và vị không đắng bằng, hậu ngọt và thanh thoát. Cho nên nếu được ăn thì người có kinh nghiêm sẽ phân biệt được chính xác mà không cần tốn tiền và thời gian kiểm định nữa.
Sâm Vũ Diệp (Tam thất lá sẻ) giả Sâm Ngọc Linh
- Sâm Vũ Diệp có nhiều tên gọi khác như tam thất lá xẻ, hoàng liên thất, tam thất thùy xẻ lông chim hai lần, vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ. Phân bố ở các khu rừng ẩm có độ cao từ 1900 – 2400 m. Cây thường phân bố nhiều ở Bắc Việt Nam (nhiều ở Lào Cai) và Nam Trung Quốc.
- Khi thái lát bạn sẽ thấy tiết nhựa ở vết cắt, lõi màu trắng. Khi ngửi có mùi hăng, nếm vị rất đắng không có hậu ngọt và rất ngái. Nhai thấy có sơ, xốp và ngứa ở họng.
Tam Thất Hoang giả Sâm Ngọc Linh
- Tam thất hoang có nhiều tên gọi khác nhau như Tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết. Là loại cây thảo sống nhiều năm, cao 25-75 cm. Phân bố tại Sa Pa và Bát Xát thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Có hai loại là Tam Thất Hoang lõi tím với lõi vàng.
- Loại này khi cắt lát bạn sẽ thấy tiết nhựa ở vết cắt. Ngửi có mùi hăng; nếm vị rất đắng không có hậu ngọt và rất ngái. Nhai thấy có sơ, xốp và ngứa ở họng.
Lưu ý:
- Những phân tích trên đây thông qua kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh và sử dụng sâm ngọc linh và là ý kiến chủ quan cá nhân, với hình ảnh còn hạn chế nhưng phần nào giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn. Tuy nhiên, tới thời điểm hiên tại có lẽ nó vẫn là tài liệu tham khảo tốt nhất.
- Phân biệt bằng phiếu kiểm định: Một số Sâm Ngọc Linh đăng bán trên thị trường kèm bao kiểm định, bao test mà phiếu kiểm định chỉ đề cập đến MR2 thì không thể khẳng định đó là Sâm Ngọc Linh thật. Phiếu kiểm định chỉ mô tả về tính đặc trưng Sâm Ngọc Linh, không khẳng định đây là Sâm Ngọc Linh – Panax Vietnamensis var.Vietnamensis.
- Hiện tại, cách duy nhất để xác định Sâm Ngọc Linh chuẩn xác 100% là kiểm Gen (ADN).
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO
Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888
Email: duocphaco@gmail.com
Website liên kết:
Bài viết liên quan
Nước rửa chén TPCO
Nước rửa chén TPCO Nước rửa chén TPCO là sản phẩm được nghiên cứu và
Th5
Nước lau sàn TPCO
Nước lau sàn TPCO Nước lau sàn TPCO là sản phẩm được nghiên cứu và
Th5
Nước giặt lưu hương TPCO
Nước giặt lưu hương TPCO Nước giặt lưu hương TPCO là sản phẩm được nghiên
Th5
NHỮNG BÀI THUỐC CỦA CÂY LÁ VỐI
NHỮNG BÀI THUỐC CỦA CÂY LÁ VỐI Cây lá vối thường được người dân nước
Th9
UỐNG NẤM LIM XANH BAO LÂU THÌ TỐT?
UỐNG NẤM LIM XANH BAO LÂU THÌ TỐT? Nấm lim xanh là một loại nấm
Th8
VITAMIN TỐT CHO NGƯỜI MẤT NGỦ
VITAMIN TỐT CHO NGƯỜI MẤT NGỦ Mất ngủ là trình trạng không thể ngủ hay
Th8