Phân biệt hàng thật – giả khi mua sâm ngọc linh

Tiêu Chí Phân Biệt Hàng Thật – Giả khi mua Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được giới y khoa đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới và được coi là “thần dược” tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng chống và trị bệnh. Bởi những giá trị quý báu, nhu cầu mua sâm Ngọc Linh ngày càng tăng cao nên người tiêu dùng cần nắm rõ những tiêu chí để phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả.

Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis, cây thuộc Họ Cuồng Cuồng (Araliaceae).

Sâm Ngọc Linh được ví như “thần dược”, còn được biết đến với tên gọi là sâm Việt Nam, Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay một số nơi gọi với tên cây thuốc giấu,…

10 tiêu chí nhận biết thật – giả khi mua sâm Ngọc Linh

Loại dược liệu này thân rễ thường có nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo. Mặt ngoài thường có màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; trên thân nổi rõ những vết vân ngang chia phần thân rễ thành nhiều đốt.

Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên thường cứng, chắc, giòn có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng, hậu vị ngọt. Ngoài phần thân và củ, lá sâm Ngọc Linh cũng được sử dụng tương tự một dược liệu chữa bệnh.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua mùi vị

  • Sâm Ngọc Linh thật: Vị đắng gắt nhưng càng ăn (sau 10 – 15 phút) sẽ thấy vị ngọt thanh, ngọt hậu sâu. Sâm bùi, mang hương thơm đặc trưng.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Khi ăn thấy sồn sột, dai, nhiều xơ. Khi nhai không có cảm giác giòn, không có vị đắng mà vị ngái. Ăn xong thấy nóng, rát cổ.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua vỏ sâm

  • Sâm Ngọc Linh thật

Vỏ mỏng và nhẵn, không xù xì. Khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám.

Khi cắt lát, vỏ bên ngoài màu vàng nâu thì bên trong thường có màu vàng, lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt.

Sâm có vỏ ngoài màu xanh xám thường ruột có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.

  • Sâm Ngọc Linh giả

Thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống màu da tê giác.

Sâm giả khi cắt lát nhìn trắng hếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

Phân biệt thật và giả qua lớp da cáy khi mua sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh thật: Bề mặt sâm, đặc biệt là lớp vỏ phần thân và củ cái sâm có một lớp da cáy như lớp vỏ cây tràm khô lâu năm bao bọc ở bên ngoài.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Không có lớp da cáy.

Phân biệt qua phần lá khi mua sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh thật: Sâm thật có từ 3 – 5 lá nhỏ, mỏng và mềm. Lá có răng cưa nhỏ và đều.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Lá sâm giả từ cây tam thất có lá to, dày, sẫm màu. Lá có răng cưa sâu.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua đốt sâm

  • Sâm Ngọc Linh thật:

Sâm Ngọc Linh thật mỗi năm phát triển 1 đốt. Khi lá sâm tàn, để lại một vết lõm trên thân, gọi là mắt sâm.

Các đốt sâm nhiều năm tuổi thường biến dạng, tạo thành các lớp ngấn trên thân.

Các bước đốt cách nhau rõ ràng, xếp so le.

  • Sâm Ngọc Linh giả:

Sâm giả có cấu trúc khá giống sâm Ngọc Linh nhưng cũng có những điểm khác biệt.

Mắt sâm giả có hình tròn, lõm sâu, mắt mọc thẳng hàng.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua cành sâm

  • Sâm Ngọc Linh thật: Sâm Ngọc Linh thật có cành nhỏ vươn cao, rất cứng, cành dai, nhiều xơ khó đứt.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Sâm giả có cành to nhưng mềm, dễ bẻ gãy.

Cầm sâm trên tay để phân biệt thật giả khi mua sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh thật: Sâm thật cầm rất chắc tay, nhìn củ bé nhưng cân nặng.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Sâm giả cầm xốp tay. Nhìn to nhưng cân nhẹ.

Nhận biết thật giả qua điểm thắt khi mua sâm Ngọc Linh

  • Sâm Ngọc Linh thật: Sâm nhiều năm tuổi sẽ có điểm thắt, mọc không đều, củ gầy, rong rêu thân sần sùi.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Sâm giả thường không có điểm thắt, nhìn củ màu mỡ nhẵn nhụi.

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua mùi đất

  • Sâm Ngọc Linh thật: Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng của đất mùn trên núi đá.
  • Sâm Ngọc Linh giả: Các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ.

Phân biệt căn cứ vào hoạt chất và kiểm định

Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.

  • Sâm Ngọc Linh thật: Đại diện chính của Sâm Ngọc Linh là Ginsenoside – Rb1, Ginsenosid – Rg1, Ginsenoside – Rd, majonoside -R1. Đặc biệt Majonoside-R2 (MR2)
  • Sâm Ngọc Linh giả: Sâm giả vẫn có thành phần GR2, G-RB1, G-Rg1 tương tự như sâm Ngọc Linh (vì là một chi của sâm ngọc linh) nhưng tỉ lệ rất thấp. Trong sâm giả hoàn toàn không tìm thấy M-R2

Mua sâm Ngọc Linh ở đâu đảm bảo uy tín?

Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm được mệnh danh “báu vật đại ngàn” của nước Việt Nam. Sản lượng khan hiếm cùng với lợi ích kinh tế khiến loại sâm này trở thành dược liệu bị nhiều đối tượng làm giả hết sức tinh vi nhằm trục lợi bất chính.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có duy nhất 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam phát hiện sâm tự nhiên nhưng sản lượng rất thấp. Thế nhưng trên thị trường có rất nhiều đơn vị, cá nhân quảng bá bán sâm tự nhiên với giá thành thấp đến khó tin nhưng không minh bạch nguồn gốc, chất lượng.

Công Ty CP Dược Phaco ở Quảng Nam là nơi cung cấp sâm ngọc linh uy tín và chất lượng nhất trên thị trường.

Liên hệ tư vấn miễn phí:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://duoctpco.com/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *