Phụ Tử ( Radix Aconiti carmichaeli)
Phụ Tử là rể củ con của cây Ô đầu, còn có tên khoa học là Aconitum sinense Past, thuộc họ mao lương( Ranunculaceae). Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản kinh”. Cây Ô dầu chưa thất được trồng ở nước ta, ở Trung Quốc được trồng ở nhiều nơi mà chất lượng tốt nhất là cây mọc ở vùng Tứ Xuyên.
Tác dụng dược lý:
1.Theo y học cổ truyền:
Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, ôn kinh tán hàn, trừ thấp chỉ thống, thông kinh lạc.
Chủ trị các chứng: Vong dương, dương hư, hàn tý, âm thư.
2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
– Nước sắc Phụ tử liều nhỏ làm tăng huyết áp động vật được gây mê, với liều lượng lớn, lúc đầu làm hạ sau làm tăng,tăng lực co bóp cơ tim, tác dụng cường tim rõ, tăng lưu lượng máu của động mạch đùi và làm giảm lực cản của động mạch, làm tăng nhẹ lưu lượng máu của động mạch vành và lực cản.
– Tác dụng kháng viêm.
– Tác dụng nội tiết.
– Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
– Thuốc có tác dụng làm tăng miễn dịch cơ thể.
Ứng dụng lâm sàng:
Dùng độc vị Phụ tử để trị bệnh rất ít có báo cáo. Y học thường dùng Phụ Tử trong các bài thuốc trị các chứng bệnh như sau:
- Các chứng tâm thận dương hư, chứng thổ tả nôn ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, mạch nhỏ khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang ( Thương hàn luận) và Sâm phụ thang (Phụ nhân lương phương) để cấp cứu.
- Trị các chứng viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ, phù chân tay lạnh, biểu hiện tùy thân dương suy, theo báo cáo có nhiều trường hợp có kết quả.
- Trị chứng đau nhức chân tay mình mẩy thuộc chứng phong hàn thấp tý.
Liều dùng và chú ý:
- Liều thường dùng cho thuốc thang là 3-15g. Phụ tử nên sắc trước 30 đến 60 phút.Liều dùng khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố cơ địa mỗi người, Theo địa phương và tập quán khác nhau.
- Không dùng đối với trường hợp âm hư dương thịnh, chân nhiệt giả hàn và phụ nữ có thai.
- Triêu chứng nhiễm độc phụ tử thường thấy: Chảy nước miếng, buồn nôn và nôn, mồm kho, tiêu chảy, chóng mặt, tê chân tay mình mẩy…
- Phụ tử thường dùng cúng các vị thuốc làm ấm cơ thể như Nhục Quế, Can Khương, Cam thảo, Bạch Truật, Nhân sâm…
Phụ chú:
– Ô đầu còn gọi là Xuyên ô, Thảo ô là rễ củ mẹ của cây Ô đầu, tính vị quy kinh cúng tác dụng gần như nhau.Phụ tử mạnh về trừ hàn, Ô đầu mạnh về trừ phong. Cho nên với mục đích ôn thận tráng dương thường dùng Phụ tử, còn với mục đích trị chứng đau khớp trừ phong hàn thấp thường dùng Ô đầu hai vị thuốc đều rất độc nên phải bào chế mới dùng và sắc lâu.
– Liều thường dùng của Ô đầu Xuyên ô: 1.5 – 4.5g, Thảo ô: 1.5- 3.0g. Dùng đều phải được bào chế và sắc trước 30 – 60 phút.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO
Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888
Email: duocphaco@gmail.com
Website liên kết:
Bài viết liên quan
Nước rửa chén TPCO
Nước rửa chén TPCO Nước rửa chén TPCO là sản phẩm được nghiên cứu và
Th5
Nước lau sàn TPCO
Nước lau sàn TPCO Nước lau sàn TPCO là sản phẩm được nghiên cứu và
Th5
Nước giặt lưu hương TPCO
Nước giặt lưu hương TPCO Nước giặt lưu hương TPCO là sản phẩm được nghiên
Th5
NHỮNG BÀI THUỐC CỦA CÂY LÁ VỐI
NHỮNG BÀI THUỐC CỦA CÂY LÁ VỐI Cây lá vối thường được người dân nước
Th9
UỐNG NẤM LIM XANH BAO LÂU THÌ TỐT?
UỐNG NẤM LIM XANH BAO LÂU THÌ TỐT? Nấm lim xanh là một loại nấm
Th8
VITAMIN TỐT CHO NGƯỜI MẤT NGỦ
VITAMIN TỐT CHO NGƯỜI MẤT NGỦ Mất ngủ là trình trạng không thể ngủ hay
Th8